Phòng ngừa nấm trong ao tôm
Trong nuôi tôm thương phẩm, bệnh do nấm thường rất khó điều trị dứt điểm vì chúng chứa độc tố cao, lây lan nhanh và gây tổn hại rất lớn cho tôm. Do đó, các giải pháp phòng ngừa phải được ưu tiên hàng đầu.
Tác hại
Trong các ao nuôi trải bạt, nuôi công nghệ cao thường hay gặp phải tình trạng xuất hiện nấm trên bạt đáy, bờ và các dụng cụ như phao đặt dàn quạt. Tôm là loại động vật ăn tạp, nấm lại có mùi rất tanh nên hấp dẫn tôm. Tôm yếu thích ăn nấm, chúng bơi bám dọc mé bờ ao để tìm ăn. Khi tôm ăn phải, nấm sẽ tiết độc tố, làm tôm khó tiêu hóa, dễ mắc các bệnh về đường ruột. Ngoài ra, nấm cũng là một trong những tác nhân nên nhiều bệnh trên tôm như đốm đen, gan tụy, mềm vỏ, ốp thân… Đặc biệt, khi tổ nấm hình thành, đó còn là nơi trú ngụ của rất nhiều địch hại gây bệnh tôm như vi khuẩn, ký sinh trùng…
Sự phát triển của nấm trong ao cũng làm môi trường nước bị ô nhiễm do độc tố của chúng. Khi nấm đã phát triển trên diện rộng thì việc theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước và cả sức khỏe tôm sẽ gặp nhiều khó khăn, do hệ sinh thái ao bị thay đổi. Đồng thời, độc tố nấm cũng làm giảm hiệu quả sử dụng thuốc, hóa chất và men vi sinh sử dụng cho tôm.
Dấu hiệu nhận biết
Nấm có hình vảy, hình cành cây phân nhánh, hoặc có khi có dạng giống như một búi sợi mắc vào cành cây.
Nấm bắt đầu phát triển với kích thước nhỏ và tăng nhanh sau vài ngày. Chúng dính chặt vào bạt ao, đất, đá, sàng cho ăn, các vật dụng dùng trong ao nuôi.
Nấm thường gặp nhiều ở vùng nuôi có độ mặn cao, thấy rõ khi chúng phát triển bám vào bề mặt bạt ao (bờ, nền đáy). Sau khi cấp nước vào ao được 7 – 10 ngày hoặc khi ao có tảo phát triển quá mức và nhiều chất thải hữu cơ.
Phòng ngừa
Đối với các ao đã từng bị nhiễm nấm, thì bắt buộc khâu tẩy nấm và tiêu diệt bào tử nấm cần được chú trọng và xử lý một cách triệt để trước khi thả tôm. Thực hiện tốt công tác cải tạo ao. Dùng vôi nung (CaO) hòa với nước thành dung dịch đậm sệt, tưới đều, quét lên bạt ao và các vật dụng. Đối với ao phủ bạt bờ và ao đất, cần giữ ẩm mặt đáy ao và rắc vôi nóng dày trên bề mặt đáy ao với liều lượng 700 – 800 kg/1.000 m2. Phơi 2 đến 3 ngày sau đó tiến hành xịt rửa và vệ sinh lại ao. Tất cả các vật dụng và thiết bị của ao cần được khử trùng bằng cách dung dịch khử trùng: Chlorine, TCCA, BKC…
Trong quá trình nuôi, cần kết hợp với việc sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý nước nhằm ức chế vi khuẩn có hại và bổ sung lợi khuẩn cho môi trường như sản phẩm BRON HERBS FUNGI với các công dụng:
- Diệt nấm đồng tiền, nấm chân chó, nấm nhớt gây ra bệnh phân trắng, viêm ruột, gan tụy… trên tôm, cá, cua,ốc do môi trường nước ô nhiễm nặng.
Tẩy sạch rong nhớt gây ra bệnh đen mang trên tôm, cá. - Sát khuẩn, ngăn ngừa các triệu chứng do môi trường nuôi ô nhiễm gây ra các bệnh nguy hiểm như xuất huyết, thối đuôi và hoại tử cơ thể tôm, cá.
- Tiêu diệt các mầm bệnh trong môi trường nước gây hội chứng chết sớm trên tôm, cá ở giai đoạn 10 đến 60 ngày tuổi với các đặc điểm: Gan, tụy bị hư, có vết trắng hoặc xanh, tôm tự co lại, vỏ mềm và có màu đen và có vết trên vỏ giáp.
Xử lý
Đối với ao nuôi đang có tôm phải đặc biệt lưu ý khi dùng biện pháp cơ học như chà, tẩy các cá thể nấm, vì khi làm việc này có thể vô tình làm cho các bào tử nấm phát tán mạnh hơn và các cá thể nấm khi bị chà bong tróc ra sẽ phát sinh độc tố khi tôm ăn phải.
Hiện nay có nhiều giải pháp sử dụng hóa chất đưa ra xử lý nấm trong ao có tôm nhưng thực sự chưa hiệu quả. Một số gốc như Bronopol, Glutaraldehyte chỉ tác dụng với trường hợp nấm ít, mới phát triển. Với trường hợp nấm phát triển mạnh và lâu ngày, việc tăng liều gây độc đến tôm, một số trường hợp bỏng mang tôm thu hoạch sớm.
Giải pháp được cho là hiệu quả, an toàn nhất hiện nay là sử dụng vi sinh để kiểm soát nấm trong ao. Định kỳ, bổ sung chế phẩm vi sinh để ức chế nấm và vi khuẩn có hại; sử dụng men vi sinh với liều cao liên tục tạt trực tiếp xuống ao, đặc biệt là khu vực dọc mép nước và chỗ xuất hiện nấm sẽ ức chế nấm phát triển một cách hiệu quả và tự nhiên.
Bổ sung liên tục men tiêu hóa cho tôm nhằm củng cố hệ thống tiêu hóa của tôm, hạn chế các tác động bất lợi của nấm, bảo vệ đường ruột tôm. Cùng đó, giảm và kiểm soát lượng thức ăn cho ăn. Tránh cho ăn gần bờ.
Nâng cao độ đục hoặc mực nước nhằm làm giảm ánh sáng, ngăn cản sự quang hợp của nấm sẽ làm nấm chết. Luôn giữ màu nước ổn định trong ao. Tăng cường sục khí, chạy quạt trong điều kiện thời tiết thay đổi. Cách ly những dụng cụ bị nhiễm nấm.
Ngoài những cách trên phòng ngừa nhằm giảm thiểu tối đa cho việc ao tôm bị nhiễm nấm, bạn đọc có thể tham khảo QUY TRÌNH XỬ LÝ NẤM ĐỒNG TIỀN TRONG AO NUÔI TÔM THẺ VÀ TÔM SÚ do Công ty TNHH Tập Đoàn High Tech Pharma biên soạn.
Nguyễn Hằng