Các yếu tố làm nước phân tầng nhiệt độ, giảm độ mặn
Trong nuôi tôm, yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến tôm rất lớn. Nếu quản lý nhiệt độ ao nuôi tôm không tốt, tôm sẽ dễ bị nhiễm bệnh, sinh trưởng kém. Một điều có thể bạn đã biết rằng nước ở ao tôm có thể phân tầng nhiệt độ do một số yếu tố, hoặc giảm độ mặn. Vậy hôm nay hãy cùng tìm hiểu xem những yếu tố đó là gì nhé!
Sự phân tầng nhiệt độ ở nước ao nuôi
Nguyên tắc cơ bản đằng sau lưu thông nước là sự pha trộn phù hợp các vùng nước giàu oxy với vùng nước dưới đáy ít oxy nhằm tăng tổng trữ lượng oxy trong ao. Ôxy có ở tầng đáy nhiều hơn sẽ đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất thải hữu cơ trên đất ao nuôi, ngăn ngừa sự tích tụ các khí độc hại. Việc lưu thông nước hiệu quả được áp dụng trong thời gian cao điểm của hoạt động quang hợp, khi nước bề mặt bị bão hòa oxy.
Nước ao bị phân tầng bởi vì tầng nước xanh lá cây trên bề mặt (dồi dào thực vật phù du) hấp thụ ánh sáng mặt trời và ấm lên trong ngày, trong khi ở dưới đáy nước mát hơn.
Nước ấm ở trên mặt nhẹ hơn (ít đậm đặc) hơn so với nước lạnh (dày đặc) ở tầng đáy. Sự khác biệt về nhiệt độ, và tính dày đặc giữa mực nước mặt và nước đáy sẽ tạo ra một sự phân tầng vật lý trong ao nuôi.
Sự phân tầng vật lý này chỉ có thể bị gián đoạn bởi một lực mạnh như lực chạy quạt hay gió mạnh.
Các yếu tố làm nước phân tầng nhiệt độ
Vào mùa đông, khi nước bề mặt nguội đi và dần dần xấp xỉ nhiệt độ của nước đáy thì sự phân tầng vật lý / nhiệt độ của ao nuôi sẽ giảm hoặc làm gián đoạn.
Sự có mặt của ánh sáng mặt trời làm cho thủy sinh vật tập trung ở tầng trên của ao. Sự quang hợp vi tảo vào ban ngày làm cho nước bề mặt giàu oxy, pH cao hơn và lượng carbon dioxide (CO2) thấp hơn so với nước đáy. Tảo nhỏ cũng loại bỏ ammonia (NH3 / NH4+) và các chất dinh dưỡng khác từ nước để quang hợp và tăng trưởng.
Tuy nhiên, do ánh sáng không chiếu xuống dưới đáy, tầng đáy chủ yếu là các chất ô nhiễm và độc hại như amoniac, nitrit, metan, hydrogen sulfide và các chất khác được hình thành trong quá trình phân hủy chất thải hữu cơ (chủ yếu là tảo chết, phân cá và tôm, thức ăn thừa, lá cây và phân rã sinh khối vi sinh vật).
Như vậy, sự quang hợp của thực vật tầng nước mặt và sự phân hủy chất hữu cơ ở tầng đáy ao nuôi làm tăng sự phân tầng hóa học của nước ao.
Trong ao sâu, sự phân tầng nước khá rõ rệt. Do tầng đáy chỉ nhận được ánh sáng giới hạn và gió chỉ thúc đẩy lưu thông nước ở một độ sâu hạn chế, mức oxy thường không bằng hoặc thậm chí âm ở độ sâu trong ao ớn hơn 2,5 mét.
Mức oxy âm nghĩa là thiếu oxy cho nhu cầu oxy hóa các chất (như nitrite, ammonia, metan và hydrogen sulfide). Do đó, đáy của ao sâu (như ao đồi) hoặc hồ chứa lớn nói chung có thể là mối đe dọa đối với cá và tôm do thiếu oxy, CO2 cao và sự hiện diện của các hợp chất độc hại khác nhau. Sự tích tụ chất hữu cơ cũng cung cấp nơi trú ẩn và chất dinh dưỡng cho các sinh vật gây bệnh và tạo cơ hội để chúng sinh sôi nảy nở.
Độ mặn giảm
Khi độ mặn trong môi trường nước thấp, <10 ‰, gây nhiều khó khăn cho quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển của tôm thẻ chân trắng. Độ mặn trong nước thấp, thường thiếu nhiều loại khoáng quan trọng như Mg2+, Ca2+, K+…, là những khoáng chất cần cho việc tạo vỏ của tôm.
Độ mặn thấp, thường kiềm trong nước dao động, có xu hướng thấp ≤ 100 ppm. Độ mặn thấp, nhiệt độ tăng cao, hoà tan oxy trong nước giảm dần. Quá trình quang hợp, hô hấp, của tảo trong ao, cũng làm biến động oxy trong ao nuôi. Khi oxy trong nước giảm, sẽ làm giới hạn trao đổi chất của tôm.
Tôm là động vật có thân nhiệt thay đổi theo môi trường, do đó mọi biến đổi trong môi trường sống đều gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng, nhất là nhiệt độ. Khi quản lý nhiệt độ không tốt, tức nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng đến sức ăn, tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng của tôm. Do vậy, bà con cần kiểm tra nhiệt độ thường xuyên và đảm bảo nhiệt độ ao tôm luôn nằm trong mức nhiệt độ tối ưu.
Nguồn: tepbac.com