Bệnh phân trắng ở tôm thẻ, tôm sú – Cách phòng ngừa và điều trị bệnh
Trong quá trình nuôi tôm xuất hiện rất nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, thậm chí còn gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho ao nuôi. Bệnh phân trắng cũng là một loại bệnh khá phổ biến trên tôm, nếu để bệnh lây lan nhanh trong ao nuôi sẽ gây thiệt hại nặng về năng suất, chất lượng. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn 45 ngày tuổi trở về sau.
Như vậy, khi tôm bị bệnh phân trắng dấu hiệu nhận biết là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh và biện pháp phòng và trị bệnh như thế nào? Hôm nay, High Tech Pharma sẽ cùng bà con tìm hiểu về bệnh phân trắng này để có thể phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời tránh thiệt hại cho bà con.
Dấu hiệu nhận biết bệnh:
- Tôm giảm ăn thất thường hoặc có thể bỏ ăn. Tôm bị bệnh nặng màu sắc chuyển sang màu sậm hơn bình thường.
- Khi chài tôm kiểm tra, quan sát kiểm tra đường ruột của tôm dưới ánh nắng mặt trời. Nếu đường ruột tôm trống không có thức ăn hoặc thức ăn bị đứt khúc đó là biểu hiện ban đầu của bệnh.
- Kiểm tra nhá, tôm khỏe mạnh phân tôm bình thường có màu đen tối, nếu ta quan sát thấy phân tôm có màu hơi nâu ngả sang vàng biểu hiện đầu của bệnh. Trường hợp tôm đã bị bệnh nặng phân có màu trắng.
- Ao ở cuối gió xuất hiện những đoạn phân trắng nổi trên mặt nước
- Gan tụy yếu, bị tổn thường, chuyển sang màu lợt.
- Vỏ tôm mềm, tôm bị ốp vỏ, thịt tôm không chứa đầy vỏ tôm.
Nguyên nhân gây bệnh phân trắng:
- Môi trường nước ao dơ, tảo tàn môi trường bất lợi dẫn đến phát sinh các khí độc NH3, NO2,…vi khuẩn, mầm bệnh làm tôm suy yếu khả năng kháng thể dễ bị mầm bệnh tấn công.
- Ao thiếu oxy trong thời gian dài.
- Ao có lượng thức ăn thừa, phân tôm cao làm ao trở nên phú dưỡng, hàm lượng các chất hữu cơ nhiều dẫn đến mật độ vi khuẩn gây hại nhóm Vibrio cao gây hại cho tôm.
- Ký sinh trùng Gregarine chúng sẽ bám vào thành ruột của tôm, gây tổn thương ruột dẫn đến hiện tượng phân trắng.
- Tảo độc: tảo lam, tảo giáp, khi nuôi tôm ở giai đoạn mùa mưa tảo lam rất dễ phát triển gây bệnh đường ruột trên tôm. Tôm ăn phải tảo độc làm đường ruột tôm không hấp thu được thức ăn, do tảo độc tiết ra enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột làm đường ruột bị tắt nghẽn, gây bệnh phân trắng.
- Nguồn gốc thức ăn, tôm ăn phải thức ăn không chất lượng, bị nấm mốc, nhiễm độc.
QUY TRÌNH PHÒNG – TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM THẺ, TÔM SÚ CỦA HIGH TECH PHARMA
Ngày thứ nhất:
Bước 1: Cắt cữ dừng cho ăn:
Bước 2: 6- 7h tạt 1 chai GALIC HERBAL GOLD 1 lít/1000m3.
Bước 3: 8 -10h tạt 1 chai HADEC HERBS 1 lít/100m3
Bước 4: 14-15h tạt 1 chai BRON HERBS FUNGI 1 lít/1000m3
Bước 5: 20-22h đánh khoáng 15-20kg MINERAL KING/1000m3
Bước 6: Xi Phông 6-8 lần/ngày. Nếu có Xi Phông tự động thì nên để chế độ Xi Phông liên tục.
Ngày thứ hai:
Bước 1: Cho ăn 50%. Các cữ trộn 5g HTP-WHITE GUT +10ml BIG GUT ZYME/kg thức ăn 4-6 cữ/ngày. (chú ý cho ăn tay dặm thêm ở những góc tôm yếu, không cạnh trạnh được với tôm khỏe, cữ sớm nhất 6h sáng, cữ trễn nhất 8h tối. 30 phút kiểm tra nhá 1 lần nếu thấy thức ăn dư, có biểu hiện tôm bỏ ăn thì cần phải dừng cho ăn ngay)
Bước 2: 8 -10h tạt 1 chai HADEC HERBS 1 lít/100m3
Bước 3: 14-15h tạt 1 chai BRON HERBS FUNGI 1 lít/1000m3
Bước 4: 20-22h đánh khoáng 15-20kg MINERAL KING/1000m3
Bước 5: Xi Phông 6-8 lần/ngày. Nếu có Xi Phông tự động thì nên để chế độ Xi Phông liên tục.
Ngày thứ ba:
Bước 1: Cho ăn 80%. Các cữ trộn Các cữ trộn 5g HTP-WHITE GUT + 10ml BIG GUT ZYME/kg thức ăn 4-6 cữ/ngày. (chú ý cho ăn tay dặm thêm ở những góc tôm yếu, không cạnh trạnh được với tôm khỏe, cữ sớm nhất 6h sáng, cữ trễn nhất 8h tối. 30 phút kiểm tra nhá 1 lần nếu thấy thức ăn dư, có biểu hiện tôm bỏ ăn thì cần phải dừng cho ăn ngay)
Bước 2: 6- 7h tạt 1 chai GALIC HERBAL GOLD 1 lít/1000m3.
Bước 3: 8 -10h tạt 1 chai HADEC HERBS 1 lít/100m3
Bước 4: 14-15h tạt 1 chai BRON HERBS FUNGI 1 lít/1000m3
Bước 5: 20-22h đánh khoáng 15-20kg MINERAL KING/1000m3
Bước 6: Xi Phông 6-8 lần/ngày. Nếu có Xi Phông tự động thì nên để chế độ Xi Phông liên tục.
Khi tôm đã khỏi bệnh thì trở về chế độ bình thường, nên sử dụng quy trình phòng bệnh của công ty High Tech Pharma đã khuyến dùng.