Việt Nam đứng vững vị thế “siêu cường tôm” nhờ thị trường Hoa Kỳ

17 Th9 2024

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ tiếp tục khẳng định vị thế “siêu cường tôm” của Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Xuất khẩu tôm ghi nhận nhiều kỷ lục mới trong vòng hai năm trở lại đây, đặc biệt phải điểm đến sự tăng trưởng vượt trội vào tháng 06 và tháng 07 năm nay.

Nhu cầu nhập khẩu tôm thị trường Mỹ cao do lạm phát ổn định và sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng ấn tượng xuất khẩu tôm Việt Nam. Đặc biệt, quyết định giảm thuế chống bán phát giá đã và đang mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Hoa Kỳ dẫn đầu thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam

Trong tháng 7 năm 2024, xuất khẩu tôm thẻ nuôi của Việt Nam tiếp tục đạt mức cao nhất kể từ đầu năm với 32.831 tấn, tăng so với 30.452 tấn vào tháng 6. Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ sự gia tăng đơn đặt hàng từ các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Đặc biệt, nhu cầu tại Hoa Kỳ vẫn duy trì ở mức cao, nhờ vào việc giảm thuế chống bán phá giá và thị trường hồi phục sau đại dịch.

Ngoài các thị trường chủ lực như Mỹ, các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh cũng ghi nhận mức tăng trưởng khả quan lần lượt 1%, 15%, và 15%.

Để đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt từ các đối tác quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đã và đang đầu tư hệ thống nuôi bài bản và nâng cấp quy trình nuôi tôm. Điều này đã giúp tôm thẻ nuôi của Việt Nam tiếp tục duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Trong bối cảnh biến động thị trường và các yêu cầu về môi trường ngày càng khắt khe, nhờ những bước đi mang tính chiến lược tầm nhìn của các cơ quan chức năng mà ngành tôm Việt Nam tiếp tục duy trì và mở ra những cơ hội mới tại thị trường quốc tế.

Xuất khẩu tôm tại thị trường Mỹ nửa đầu năm 2024

Từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2024, giá tôm chân trắng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ đã tăng từ 9,6 USD/kg lên 10,2 USD/kg. Đồng thời, Việt Nam đã xuất khẩu 391 triệu USD tôm sang Mỹ, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù giá cước vận tải biển cao có thể đã ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ ở một số khu vực, nhưng nhiều nhà nhập khẩu tại Mỹ vẫn đẩy mạnh đơn hàng vì lo ngại chi phí vận tải sẽ còn tiếp tục tăng.

Theo dữ liệu từ các năm trước, xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ từ giờ đến cuối năm có xu hướng tăng nhẹ, do nhu cầu tăng cao từ các dịp nghĩ lễ. Điều này mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam.

Với những tín hiệu tích cực, ngành tôm Việt Nam cần tận dụng những tiềm năng và thế mạnh hiện có để phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Nguồn: tepbac.com

Bài viết liên quan

Những kết quả tích cực từ việc chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản

17 Th4 2025
Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã đạt được nhiều bước tiến nổi bật nhờ vào việc...

Công nghệ phát triển nuôi tôm bền vững

14 Th4 2025
Công nghệ đang đóng một vai trò then chốt trong việc định hình ngành nuôi tôm hiện đại. Trong bối cảnh biến...

Ngành tôm: Thay đổi từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế

10 Th4 2025
Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng và việc lựa chọn giữa tiếp tục chạy theo sản lượng...

Cà Mau đẩy mạnh phát triển ngành tôm

07 Th4 2025
Năm 2025, tỉnh Cà Mau triển khai mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến theo chuỗi liên kết, với tổng diện tích...

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới

03 Th4 2025
Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới,...