Phòng bệnh EHP

12 Th12 2023

Hiện nay, thế giới chưa có thuốc điều trị bệnh do EHP. Vì vậy, việc phòng, chống bệnh do EHO chủ yếu dựa vào việc áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuận trong quản lý ao nuôi (quản lý con giống, thức ăn, môi trường nuôi, quy trình…).

Xử lý ao sau mỗi vụ nuôi

Toàn bộ bùn đáy ao, chất thải trong quá trình nuôi phải được thu gom, đưa ra ngoài khu vực nuôi để phơi khô. Đáy ao đất sau mỗi vụ nuôi phải được phơi khô nứt chân chim (đối với ao không nhiễm phèn) trước khi thực hiện cải tạo đáy ao cho vụ nuôi tiếp theo. Đối với ao phủ bạt, rửa sạch bằng nước ngọt, phơi khô và khử trùng bằng nước vôi hoặc hóa chất.

Tôm bị nhiễm EHP có ruột lỏng và phân nát. Ảnh: sưu tầm

Cải tạo đáy ao

Sử dụng vôi bột (CaO) rắc đều một lớp dưới đáy ao, cho nước vào ngâm, duy trì pH khoảng 11-12 (để tiêu diệt EHP còn sót lại trong đáy ao) trong khoảng 5 ngày trước khi điều chỉnh lại pH ao nuôi cho phù hợp với hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm.

Xử lý nước ao nuôi

Các cơ sở thực hiện lấy nước qua hệ thống túi lọc để loại bỏ một số loài trung gian truyền bệnh cũng như ngăn chặn các loài thủy sản khác xâm nhập vào cơ sở. Nước trong ao xử lý hoặc ao chứa lắng phải được khử trùng bằng Chlorine nồng độ 15 – 30 ppm hoặc bằng các hóa chất khác tương đương.

Xổ ký sinh trùng EHP

Thực hiện phương pháp diệt ký sinh trùng EHP cả trong lẫn ngoài bằng cách hòa HADEC HERBS vào 50 lít nước, tạt đều khắp ao hoặc để trong phi trên máy chạy quạt cho nước đã pha với thuốc chảy từ từ và khuếch tán đều khắp ao. Ngoài ra, trộn HADEC HERBS với thức ăn cho tôm ăn để xổ ký sinh trùng EHP trong đường ruột ra ngoài.

Con giống

Chọn con giống khỏe mạnh, đã được kiểm dịch và có thực hiện xét nghiệm đảm bảo không nhiễm EHP cũng như các tác nhân gây bệnh nguy hiểm khác để thả nuôi.

Thức ăn

Trong quá trình nuôi, không sử dụng thức ăn tươi sống không có nguồn gốc rõ ràng. Thức ăn phải được xét nghiệm bệnh do EHP trước khi sử dụng.

Quản lý

Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học để quản lý ao tôm như: hạn chế cho người lạ vào khu vực nuôi; thực hiện khử trùng dụng cụ ngay sau khi sử dụng; nguồn nước nuôi (thay mới hoặc bổ sung vào ao nuôi) phải được khử trùng; bờ ao phải được quây lưới chắn giáp xác và có biện pháp xua đuổi chim cò tự nhiên; cơ sở nuôi tuyệt đối không thực hiện san thưa tôm từ ao bệnh sang ao khác trong toàn bộ quá trình nuôi để tránh làm lây nhiễm bệnh.

Lưu ý

Khi phát hiện tôm chết chất thường hoặc có biểu hiện chậm lớn khoảng 25 ngày sau thả nuôi, chủ cơ sở thực hiện khai báo với thú ý cơ sở, cơ quan thú y của địa phương để được kiểm tra xác định nguyên nhân và hướng dẫn thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định. Xử lý ổ dịch phải đảm bảo toàn bộ dụng cụ, phương tiện chứa đựng, vận chuyển, bể nuôi,… phải được khử trùng bằng chất sát trùng và phương pháp phù hợp; Nước trong ao bệnh phải được xử lý bằng Chlroine nồng độ 30 ppm, ngâm trong 7 ngày trước khi xả ra ngoài môi trường; các chất cặn bã, bùn đáy ao… trong quá trình nuôi phải được thu gom và xử lý tại khu vực riêng.

Bài viết liên quan

Quản lý môi trường ao tôm

29 Th3 2024
– Hỏi: Biện pháp quản lý môi trường ao nuôi tôm siêu thâm canh? (Phạm Trọng Trường, xã Quảng Chính,...

Một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho thủy sản trong mùa nắng nóng

26 Th3 2024
Trong nuôi trồng thủy sản, vấn đề phòng bệnh được đặt lên hàng đầu và nguyên tắc là “phòng bệnh là...

Các biện pháp xử lý tảo độc ao nuôi

22 Th3 2024
Tảo độc là các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật thủy sản như: tảo lam,...

Màu sắc gan tôm thể hiện điều gì?

17 Th2 2024
Đối với con tôm, gan là một trong những bộ phận giúp người nuôi có thể kiểm tra bệnh của tôm bằng mắt...

Các yếu tố làm nước phân tầng nhiệt độ, giảm độ mặn

07 Th2 2024
Trong nuôi tôm, yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến tôm rất lớn. Nếu quản lý nhiệt độ ao nuôi tôm không...