Xử lý lợn cợn do phù sa trong ao nuôi tôm

13 Th1 2024

Hiện tượng nước ao nuôi xuất hiện các chất lơ lửng, lợn cợn làm cho nước bị đục so với bình thường do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cần kiểm tra để tìm ra nguyên nhân và lựa chọn các giải pháp thích hợp nhất để cải thiện là điều đáng lưu ý cho người nuôi.

Lợn cợn trong ao nuôi khiến nước bị đục. Ảnh: sưu tầm

Lợn cợn trong nước nguyên nhân hình thành do đâu?

Đầu tiên, khi phát hiện ao nuôi có các chất lơ lửng, lợn cợn bà con cần xác định rõ các nguyên nhân gây nên trước. Một số nguyên nhân chính là do:

  • Khi thức ăn dư thừa, ngoài việc làm cho khí độc (NH3 và NO2) tăng cao thì nó cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra lợn cợn trong ao tôm.
  • Phân tôm nhiều kết hợp với việc siphon thay nước ao nuôi không kỹ lưỡng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng lợn cợn trong ao tôm trở nên nghiêm trọng.
  • Tình trạng trong ao tôm phát triển mất kiểm soát và quá mức cũng có thể gây ra tình trạng lợn cợn và xác tảo tàn trong ao tôm.
  • Đối với ao đất (không có bạt bờ) sẽ dễ bị dòng chảy của nước hoặc những cơn mưa làm cho đất bờ ao bị rửa trôi, gây ra tình trạng nước đục và lợn cợn trong ao tôm.
  • Việc xử lý nước cấp nhanh, không qua ao lắng hoặc quá trình cấp nước không qua túi lọc sẽ dễ gây ra tình trạng lợn cợn do chất hữu cơ, phù sa trong ao tôm.

Tác hại của chúng đối với tôm

Khi các chất này xuất hiện trong ao sẽ gây hại cho tôm qua các yếu tố sau:

Khí độc tích tụ trong ao

Các chất rắn hữu cơ lơ lửng trong ao tôm gia tăng sẽ khiến cho nồng độ khí NH3, NO2 và H2S trong ao tăng cao. Trong đó:

Lượng oxy hòa tan giảm

Hàm lượng oxy hòa tan trong nước đóng một vai trò cực kỳ quan trọng giúp tôm hô hấp khỏe mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên sự có mặt của các chất lơ lửng sẽ gây nhiều bất lợi cho việc này.

Tảo độc có cơ hội phát triển

Không chỉ gây tích tụ khí độc, sự xuất hiện dày đặc của các chất rắn hữu cơ lơ lửng còn tạo điều kiện lý tưởng cho các loài tảo độc phát triển. Những loại tảo lam sẽ phát triển cạnh tranh và dần thay thế cho các loại tảo có lợi như tảo silic. Từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường nước ao nuôi và ảnh hưởng tới sức khỏe tôm.

Tôm dễ mắc bệnh

Tôm có thể mắc các bệnh đen mang, teo mang,… nếu chất thải lơ lửng quá nhiều khiến chất lượng nước giảm. Nếu lúc này bà con vẫn không có giải pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả, những con con tôm bị bệnh sẽ bỏ ăn hàng loạt, yếu dần rồi chết đi, dẫn tới một vụ nuôi không thành công.

Tôm có thể mắc các bệnh đen mang, teo mang,… nếu chất thải lơ lửng quá nhiều khiến chất lượng nước giảm. Ảnh: Sưu tầm

Xử lý lợn cợn do phù sa trong ao

Các lợn cợn do nước phù sa là tính đặc trưng của các ao nuôi khu vực miền Tây. Tuy nhiên, bà con không cần quá lo ngại vì chúng cũng chỉ là các chất cặn lơ lửng như do các nguyên nhân khác. Các biện pháp xử lý dưới đây đều có thể giải quyết chúng.

Sử dụng bạt cho ao nuôi

Đối với một số hộ nuôi có điều kiện nên sử dụng ao lót bạt hoặc lót bạt bờ, vì mưa đột ngột hay mưa nhiều sẽ làm đất rửa trôi xuống ao gây lợn cợn cho ao.

Trường hợp nước ao nuôi bị đục, đầu tiên cần xác định nước đục vô cơ hay hữu cơ để có biện pháp xử lý phù hợp, xác định bằng cách lấy mẫu nước dưới ao cho vào xô hoặc bình thủy sinh, để yên sau 1 tuần nếu nước vẫn đục là do các hạt đất sét lơ lửng, nếu có lớp cặn lắng tụ ở dưới là do chất hữu cơ.

Lượng thức ăn phù hợp với mật độ ao nuôi

Bà con nên cho tôm ăn lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn nuôi, thường xuyên kiểm tra nhá đề có thể biết được lượng thức ăn mà tôm hấp thụ để điều chỉnh, tránh cho tôm ăn quá nhiều để lượng thức ăn rơi vãi xuống ao, lâu ngày sẽ làm nước bị lợn cợn.

Xi phông đáy ao thường xuyên

Lót bạt cho ao nuôi. Ảnh: Sưu tầm.

Xử lý bùn đáy ao nuôi là một trong những cách hiệu quả giúp bà con xử lý lợn cợn trong ao nuôi tôm. Bà con nên thường xuyên xi-phông và hút bùn đáy ao để tránh tình trạng nước lợn cợn, váng bọt.

Quản lý mật độ tảo

Bằng cách duy trì các chỉ tiêu pH và ổn định độ kiềm trong ao nuôi tôm, bà con có thể kiểm soát sự phát triển của tảo có hại, từ đó giúp nâng cao hiệu quả xử lý lợn cợn trong ao nuôi tôm. Trường hợp tảo quá nhiều gây mất an toàn cho ao tôm, bà con đánh HTP – CLEAN ALGAE với liều lượng 1 lít/ 1500 – 2000m3 nước.

Sử dụng lắng tụ

Trên thị trường hiện có một số nguyên liệu có tính chất lắng tụ các chất lơ lửng, cặn ao nuôi như dòng khoáng MINERAL KING của Tập Đoàn High Tech Pharma.

Sử dụng chế phẩm sinh học

Khuyến khích bà con nên sử dụng các chế phẩm sinh học SIREN VIP để xử lý, vì chúng an toàn cho tôm trong ao. Giảm thiểu rủi ro khi sử dụng hóa chất. Ngoài ra, chúng sẽ giúp hình thành hệ vi sinh tốt cho nước ao nuôi.

Khi ao nuôi bị đục, điều này gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo và giảm ô xi hòa tan, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Nên chúng ta cần khắc phục và xử lý ngay. Không nên để tình trạng ao đục kéo dài. 

Bài viết liên quan

Bến Tre: Lợi nhuận nuôi tôm đến 4,5 tỷ đồng/năm

04 Th11 2024
Một trong những hộ nuôi tôm tiêu biểu của tỉnh Bến Tre là ông Trần Văn Hừng, xã Định Trung (huyện Bình...

Dấu hiệu tích cực của xuất khẩu thủy sản Việt Nam

31 Th10 2024
Vượt qua nhiều thách thức, năm 2024 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam cả về...

Doanh nghiệp Việt Nam chuyển hướng sang thị trường Châu Á các tháng...

29 Th10 2024
Hiện nay các doanh nghiệp chế biến tôm Việt Nam đang chuyển hướng sang các thị trường gần tiềm năng như:...

VietShrimp 2025: Hướng tới phát triển ngành tôm Việt Nam bền vững

24 Th10 2024
Ngành tôm Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để đối phó với những thách thức về môi...

Bạc Liêu: Sẵn sàng mục tiêu xuất khẩu tôm đạt 1.3 tỷ USD vào năm 2025

21 Th10 2024
Tại hội nghị sơ kết đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Đề án xây dựng Bạc Liêu thành trung tâm ngành công...