Sóc Trăng: Nhân rộng nhiều mô hình nuôi tôm hiệu quả

17 Th10 2024

Sự phối hợp và triển khai có hiệu quả giữa người dân, các hợp tác xã và tổ hợp tác trong việc áp dụng và nhân rộng nhiều mô hình nuôi tôm góp phần duy trì ổn định và phát triển trong việc sản xuất thủy sản tại tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay, nhiều mô hình đang được nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

Sự tăng trưởng trong cả diện tích và sản lượng

Theo Sở NN&PTNT Sóc Trăng, sản xuất thủy sản duy trì ổn định 09 tháng đầu năm 2024. Diện tích thả nuôi thủy sản, sản lượng thủy sản tăng so với cùng kỳ. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm thủy sản nhìn chung khá thuận lợi.

Theo số liệu thống kê, tổng diện tích thả nuôi là 68.231 ha – tăng 1,16% so với cùng kỳ; trong đó: tôm nước lợ là 47.003 và các thủy sản khác là 21.228 ha – tăng 7,1%. Tổng sản lượng thủy sản đạt 289.575 tấn – tăng 1,58% so với cùng kỳ. Cụ thể sản lượng nuôi trồng đạt 237.652 tấn – tăng 1,5%, tôm nước lợ là 149.651 tấn và các thủy sản khác là 88.001 tấn; sản lượng khai thác 51.923 tấn.

Từ tháng 08 đến này, giá tôm thẻ chân trắng tăng khá mạnh, hiện dao động 107.000 – 225.000 đồng/kg tùy loại, trung bình tăng hơn 17.300 đồng/kg so với đầu năm và tăng từ 9.000-39.000 đồng/kg so với cùng kỳ.

Nhân rộng mô hình nuôi tôm hiệu quả

Theo ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng chia sẻ: Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng đang áp dụng Đề án phát triển nuôi tôm nước lợ theo hướng bền vững, tập trung, sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng thủy sản; phù hợp với đặc điểm điểm sinh thái từng vùng, phát huy tiềm năng điều kiện tự nhiên về nuôi tôm nước lợ tại từng địa phương, các lợi thế về thị trường,…

Nhiều mô hình nuôi tôm hiệu quả tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng như: nuôi tôm hai giai đoạn, nuôi tôm lót bạt có hố xi phông xử lý nước thải, nuôi tôm tuần hoàn khép kín, ứng dụng công nghệ cao (diện tích nuôi tôm lót bạt đạt 4.872 ha).

Ông Trần Văn Khởi ở xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu là điển hình cho việc áp dụng thành công mô hình nuôi tôm công nghệ cao. Việc phân 9 ha nuôi tôm nước lợ thành 26 ao: ao nuôi, ao dự trữ nước, ao lắng, ao ương dưỡng tôm, ao chứa thải,… Trong đó các ao nuôi tôm đều có hệ thống xi phông đáy ao và lót bạt bờ xung quanh ao.

Mỗi vụ nuôi của ông Khởi thả tôm mật độ 70 – 90 con/m2, nuôi tôm đạt kích cỡ 30 con/kg thì thu hoạch, cỡ size này cho giá cả và lợi nhuận tốt nhất. Với diện tích 1.200 m2/ao, sản lượng tôm thu về từ 2 – 3 tấn/ao. Tổng sản lượng tôm thẻ chân trắng hàng năm nuôi từ 1- 2 vụ/9 ha, ông thu về 50 -60 tấn. Lợi nhuận lên đến khoảng 2 – 4 tỷ /năm.

Tỉnh Sóc Trăng phấn đấu đến năm 2025, diện tích tôm của tỉnh đạt 57.000 ha, sản lượng đạt 233.800 tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỳ đạt trên 1 tỷ USD.

Thời gian tới, toàn tỉnh phát triển ngành tôm theo hướng tổ chức lại sản xuất, hợp tác để tạo vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn, làm đầu mối liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, đầu ra. Phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm để nâng cao chuỗi giá trị.

Nguồn: thuysanvietnam.com.vn

Bài viết liên quan

Bến Tre: Lợi nhuận nuôi tôm đến 4,5 tỷ đồng/năm

04 Th11 2024
Một trong những hộ nuôi tôm tiêu biểu của tỉnh Bến Tre là ông Trần Văn Hừng, xã Định Trung (huyện Bình...

Dấu hiệu tích cực của xuất khẩu thủy sản Việt Nam

31 Th10 2024
Vượt qua nhiều thách thức, năm 2024 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam cả về...

Doanh nghiệp Việt Nam chuyển hướng sang thị trường Châu Á các tháng...

29 Th10 2024
Hiện nay các doanh nghiệp chế biến tôm Việt Nam đang chuyển hướng sang các thị trường gần tiềm năng như:...

VietShrimp 2025: Hướng tới phát triển ngành tôm Việt Nam bền vững

24 Th10 2024
Ngành tôm Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để đối phó với những thách thức về môi...

Bạc Liêu: Sẵn sàng mục tiêu xuất khẩu tôm đạt 1.3 tỷ USD vào năm 2025

21 Th10 2024
Tại hội nghị sơ kết đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Đề án xây dựng Bạc Liêu thành trung tâm ngành công...