Lấy mẫu trong nuôi tôm và lợi ích

16 Th11 2023

Trong quá trình nuôi tôm người nuôi phải liên tục theo dõi tình trạng và tốc độ tăng trưởng của tôm trong ao.  Điều này được thực hiện thông qua việc lấy mẫu tôm định kỳ.

Mục tiêu lấy mẫu tôm

Đánh giá tình trạng tôm: Một trong những mục tiêu chính của việc lấy mẫu là đánh giá tình trạng của tôm. Các quan sát từ việc lấy mẫu làm cơ sở để đưa ra quyết định liên quan đến phương pháp xử lý tôm.

Đánh giá tính đồng nhất của tôm: Quần thể tôm được coi là tốt khi kích thước và trọng lượng tương đối đồng đều. Để xác định điều này, việc lấy mẫu có thể được thực hiện ở một độ tuổi cụ thể của tôm, sau đó quan sát sự đồng đều về trọng lượng và kích thước.

Chài mẫu tôm kiểm tra nhằm cung cấp các thông tin tổng quát về đàn tôm. Ảnh: sưu tầm

Tính tỷ lệ sống sót: Lấy mẫu tôm cũng hữu ích cho việc tính toán tỷ lệ sống (SR) trong một khoảng thời gian cụ thể. Tỷ lệ sống được xác định bằng cách chia sinh khối tôm cho số lượng hậu ấu trùng thả ban đầu rồi nhân với 100%.

Tính trọng lượng cơ thể trung bình: Trọng lượng cơ thể trung bình (ABW) là trọng lượng trung bình của tôm trong một quần thể ở một thời kỳ cụ thể. ABW được tính bằng cách chia tổng trọng lượng tôm lấy mẫu cho số lượng tôm thu được.

Tính sinh khối tôm: Sinh khối đề cập đến tổng trọng lượng tôm trong một quần thể ở một thời kỳ cụ thể, được biểu thị bằng đơn vị trọng lượng. Sinh khối tôm có thể được ước tính bằng cách nhân tỷ lệ sống (SR) với quần thể ban đầu và sau đó nhân với ABW tại một thời điểm cụ thể.

Đo kích cỡ tôm: Việc lấy mẫu cũng được dùng làm cơ sở để đo kích cỡ tôm. Kích thước tôm có thể được xác định bằng cách đếm số lượng tôm trên 1kg. Ví dụ: nếu có 90 con tôm trong 1kg thì được gọi là “cỡ 90”.

Đánh giá điều kiện đáy ao: Có thể đánh giá tình trạng đáy ao thông qua việc lấy mẫu tôm. Cụ thể, người nuôi có thể thực hiện bằng cách quan sát trầm tích nổi lên khi thả lưới xuống ao để lấy mẫu.

Các loại mẫu tôm

Lấy mẫu ấu trùng: Việc lấy mẫu ấu trùng được tiến hàng để ước tính quy mô quần thể và chất lượng hậu ấu trùng tôm sẽ được thả vào ao. Điều này được thực hiện bằng cách thu thập ngẫu nhiên một mẫu ấu trùng và chuyển chúng vào thùng chứa để đánh giá thêm. Ấu trùng có thể được quan sát dưới kính hiển vi, trải qua quá trình đánh giá căng thẳng, kiểm tra hoạt động và đếm số lượng của chúng.

Lấy mẫu góc ao (Anco): Việc lấy mẫu ở góc ao được thực hiện với sự trợ giúp của lưới góc ở mỗi ao. Lưới góc rất hữu ích để bắt tôm cỡ nhỏ. Thông thường, việc lấy mẫu anco được tiến hành khi tôm đã đạt 25-35 ngày tuổi và kích thước không quá lớn.

Lấy mẫu thực: Loại lấy mẫu cuối cùng trong nuôi tôm là lấy mẫu bằng lưới. Việc lấy mẫu thực thường được thực hiện khi tôm đã đạt kích thước tương đối lớn hơn (2,5g) hoặc vào khoảng 30 ngày sau khi thả giống.

Việc lấy mẫu thường được tiến hành định kỳ từ khi tôm giống được thả vào ao cho đến trước khi thu hoạch một thời gian ngắn. Người nuôi có thể sử dụng nhiều biện pháp để thu thập tôm, sau đó tôm được kiểm tra và thử nghiệm thực tế trong phòng thí nghiệm.

Bài viết liên quan

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới

03 Th4 2025
Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới,...

Người nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao

31 Th3 2025
Ngành nuôi tôm hiện nay đang bước vào một giai đoạn phát triển mới với sự ứng dụng mạnh mẽ của công...

Phân tích thị trường và thời điểm bán tôm để đạt giá cao nhất 2025

27 Th3 2025
Trong bối cảnh giá tôm biến động mạnh suốt thời gian qua, việc chọn đúng thời điểm bán để đạt giá cao...

Trà Vinh: Ưu tiên đầu tư hạ tầng, liên kết ở vùng nuôi tôm nước lợ

25 Th3 2025
Với 65 km đường bờ biển, tỉnh Trà Vinh có nhiều tiềm năng và thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng thủy...

Xuất khẩu tôm sang Anh thuận lợi nhờ FTA

21 Th3 2025
Mặc dù xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Anh có sự biến động qua các năm, nhưng Anh vẫn là thị trường tiềm...