Bạc Liêu: Sẵn sàng mục tiêu xuất khẩu tôm đạt 1.3 tỷ USD vào năm 2025

21 Th10 2024

Tại hội nghị sơ kết đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Đề án xây dựng Bạc Liêu thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước, đã điểm qua nhiều thành tựu nổi bật đạt được. Theo đó, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng nuôi tôm, đạt 247.143 tấn, tổng diện tích đạt 147.234 ha, đạt gần 100% so với mục tiêu năm 2025.

Ngành nuôi tôm luôn nằm trong Top đầu của cả nước

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu – Ông Phạm Văn Thiều khẳng định mục tiêu “Xây dựng Bạc Liêu thành trung tâm công nghiệp tôm của cả nước đến năm 2025” là hoàn toàn khả thi và mang lại ý nghĩa to lớn trong cả dài hạn và ngắn hạn.

Toàn địa bàn tỉnh hiện có 25 tổ chức và hơn 800 cá nhân tham gia nuôi tôm siêu thâm canh trên diện tích gần 7.000 ha, tăng 2,9 lần so với năm 2020, trong đó có nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đứng đầu cả nước.

Bạc Liêu hiện là tỉnh dẫn đầu khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trong lĩnh vực sản xuất tôm giống chất lượng cao, với 360 cơ sở sản xuất tôm giống.

Sản lượng nuôi tôm của Bạc Liêu giữ vững đứng trong Top đầu cả nước qua các năm. Đặc biệt trong năm 2023, tỉnh đã vươn lên dẫn đầu toàn quốc với 247.143 tấn tôm, tăng 52% so với năm 2020. Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả và bền vững như nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, tôm – lúa, tôm- rừng đã nhận được đánh giá cao về tính hiệu quả và bền vững. Đặc biệt, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao đã có sự phát triển nhanh chóng so với thời điểm trước khi thực hiện Đề án.

Tỉnh hiện có 48 nhà máy chế biến thủy sản với tổng công suất thiết kế đạt 294.000 tấn/năm. Các nhà máy này được đầu tư đồng bộ, sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại và công nghệ chế biến đạt tiêu chuẩn chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm, được chứng nhận bởi Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường khu vực Nam Bộ. Trong năm 2023, sản lượng tôm xuất khẩu đạt 91.854 tấn, mang về kim ngạch 973,6 triệu USD.

Phấn đấu để về đích thành công

Việc phấn đấu biến Bạc Liêu thành trung tâm ngành công nghiệp tôm quốc gia là một nhiệm vụ chính trị quan trọng. Do đó, để thực hiện Đề án thành công, cần khẩn trương giải quyết những khó khăn còn tồn tại.

Chủ tịch UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành và địa phương trong thời gian tới, bao gồm:

  • Bố trí kinh phí cho các dự án ưu tiên phù hợp với thực tế địa phương để thực hiện các chương trình nuôi trồng và chế biến thủy sản, bảo vệ môi trường;
  • Hỗ trợ và phối hợp quản lý chặt chẽ vấn đề môi trường trong nuôi trồng thủy sản;
  • Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tôm;
  • Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch khu vực nuôi ứng dụng công nghệ cao.

Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Công Thương tăng cường đầu tư phát triển hệ thống lưới điện phục vụ cho sản xuất nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị khác để nghiên cứu và tham mưu các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp và nhà máy trong tỉnh xuất khẩu tôm, nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, phấn đấu đạt 1,3 tỷ USD vào năm 2025.

Nguồn: nguoinuoitom.vn

Bài viết liên quan

Bến Tre: Lợi nhuận nuôi tôm đến 4,5 tỷ đồng/năm

04 Th11 2024
Một trong những hộ nuôi tôm tiêu biểu của tỉnh Bến Tre là ông Trần Văn Hừng, xã Định Trung (huyện Bình...

Dấu hiệu tích cực của xuất khẩu thủy sản Việt Nam

31 Th10 2024
Vượt qua nhiều thách thức, năm 2024 chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam cả về...

Doanh nghiệp Việt Nam chuyển hướng sang thị trường Châu Á các tháng...

29 Th10 2024
Hiện nay các doanh nghiệp chế biến tôm Việt Nam đang chuyển hướng sang các thị trường gần tiềm năng như:...

VietShrimp 2025: Hướng tới phát triển ngành tôm Việt Nam bền vững

24 Th10 2024
Ngành tôm Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để đối phó với những thách thức về môi...

Sóc Trăng: Nhân rộng nhiều mô hình nuôi tôm hiệu quả

17 Th10 2024
Sự phối hợp và triển khai có hiệu quả giữa người dân, các hợp tác xã và tổ hợp tác trong việc áp dụng...