Hiện tượng tôm rớt cục thịt ở tôm thẻ chân trắng, tôm sú
Hiện nay ngành nuôi tôm nói riêng và ngành nuôi trồng thủy sản nói chung ở nước ta đang trên đà phát triển. Quá trình nuôi tôm đối với bà con cũng gặp rất nhiều khó khăn vì ngày nay do thời tiết, nguồn nước khiến tôm bị rất nhiều bệnh. Trong đó hiện tượng tôm rớt cục thịt cũng là một hiện tượng được bà con quan tâm. Vậy tôm rớt cục thịt là hiện tượng gì? Có đáng lo ngại hay không? Hãy cùng High Tech Pharma tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé!

Hiện tượng tôm rớt cục thịt là gì?
Tôm rớt cục thịt là hiện tượng tôm chết còn tươi mềm, phần đầu và các phần phụ như râu, chân bơi, chân bò, đuôi đã bị các con tôm khỏe mạnh rỉa ăn trong gọn gàng nên được người nuôi gọi là hiện tượng “tôm rớt cục thịt”.
Tôm rớt cục thịt thường xảy ra ở ao bạt, giai đoạn tôm thịt sau khoảng 2 tháng đến khi thu hoạch. Ở một số ao nuôi với mật độ dày thì hiện tượng tôm rớt cục thịt có thể xảy ra sớm hơn, khoảng 1,5 tháng nuôi. Khi xảy ra hiện tượng rớt cục thịt, mỗi đêm tôm rớt đáy khoảng 5 – 10kg hoặc lớn hơn là lên đến vài chục kg, thậm chí một số ao nuôi, tôm chết lên đến cả tấn.
Nguyên nhân dẫn đến tôm rớt cục thịt
Trong suốt quá trình nuôi, việc quản lý môi trường nước ao nuôi chưa tốt, cho ăn chưa hợp lý, hay do nhiều nguyên nhân khác khiến tôm rớt cục thịt. Dưới đây là những nguyên nhân thường xảy ra như:
- Do nhiệt độ nước giảm đột ngột/cục bộ: Lúc này tôm có xu hướng tìm đến vùng nước có nhiệt độ ấm hơn đáy ao, đồng thời tránh đi tiếng ồn của mưa to (nơi tập trung nhiều khí độc và mầm bệnh). Tại đây, tôm thường bị rớt cục thịt sau khi lột.
- Do nuôi tôm mật độ dày: Khi tôm vừa lột vỏ xong thịt còn mềm và sức khỏe rất yếu chưa kịp hấp thụ khoáng từ môi trường bên ngoài để cứng vỏ thì còn này đâm con kia, con mạnh hơn ăn con yếu hơn dẫn đến hiện tượng tôm chết.
- Do thiếu oxy hòa tan trong ao: Khi mưa lớn dễ dẫn đến việc nước ao bị phân tầng oxy, dẫn đến thiếu hụt oxy ở đáy, đặc biệt là về đêm. Nếu tôm lột nhiều trong nước, trước và sau khi mưa càng làm cho tôm dễ chết đồng loạt hơn vì thiếu oxy, khí độc cao, sự thiếu hụt khoáng chất và sự sụt giảm độ cứng, độ kiềm của nước ao.
- Do pH bị giảm nhanh: Khi mưa lớn pH giảm sẽ kích thích quá trình lột xác của tôm diễn ra nhanh chóng hơn, tuy nhiên điều này dễ làm tôm chết trước, trong và sau khi mưa.
- Do sụp tảo, tảo tàn phát triển nhanh chóng trong quá trình nuôi: Tảo tan sẽ sinh ra khí độc đặc biệt là H2S, tôm chết do ngộ độc H2S. Đồng thời tảo tàn là nơi nuôi dưỡng mầm bệnh, mật độ vi khuẩn gia tăng cùng với sức khỏe tôm đang suy giảm làm tôm càng dễ nhiễm bệnh: Rỗng ruột, đốm đen, đen mang, và hoại tử gan cấp tính.
Hiện tượng tôm rớt cục thịt có đáng lo ngại?
Tôm rớt cục thịt là hiện tượng đáng lo ngại cho bà con, đặc biệt vào mùa mưa. Mưa to khiến nhiệt độ nước, các yếu tố môi trường, pH thay đổi đột ngột làm tôm dễ bị “sốc nhiệt” dẫn đến việc tôm bị rớt cục thịt. Đối với những ao nuôi tôm với mật độ dày, thì hiện tượng tôm rớt cục thịt sẽ gây chết tôm hàng loạt, ảnh hưởng nhiều đến năng suất vụ nuôi. Thậm chí lên cả tấn tôm.
Để xử lý tình trạng rớt cục thịt vào mùa mưa, bà con QUY TRÌNH TRỊ CÁC BỆNH RỚT CỤC THỊT TRÊN TÔM THẺ VÀ TÔM SÚ như sau:
Ngày thứ nhất:
Bước 1: Thay nước 20-30%.
Bước 2: Cho ăn các cữ trộn 3ml GALIC HERBAL GOLD +10ml CANPHORUS /kg thức ăn 4-6 cữ/ngày. (Cho ăn đúng liều vì cho nhiều quá mùi tỏi nồng sẽ làm tôm bỏ ăn). Chú ý cho ăn tay dặm thêm ở những góc tôm yếu, không cạnh trạnh được với tôm khỏe, cữ sớm nhất 6h sáng, cữ trễn nhất 8h tối. 30 phút kiểm tra nhá 1 lần nếu thấy thức ăn dư, có biểu hiện tôm bỏ ăn thì cần phải dừng cho ăn ngay.
Bước 3: 8 -10h đánh khoáng 15-20kg MINERAL KING/1000m3.
Bước 4: 14-15h tạt 1 chai YUCCA US GEN 1 lít/1000m3
Bước 5: 20-22h đánh khoáng 15-20kg MINERAL KING/1000m3
Bước 6: Xi Phông 6-8 lần/ngày. Nếu có Xi Phông tự động thì nên để chế độ Xi Phông liên tục.
Ngày thứ hai (lập lại cách sử dụng thuốc của ngày thứ nhất)
Bước 1: Thay nước 20-30%.
Bước 2: Cho ăn các cữ trộn 3ml GALIC HERBAL GOLD +10ml CANPHORUS /kg thức ăn 4-6 cữ/ngày. (Cho ăn đúng liều vì cho nhiều quá mùi tỏi nồng sẽ làm tôm bỏ ăn). Chú ý cho ăn tay dặm thêm ở những góc tôm yếu, không cạnh trạnh được với tôm khỏe, cữ sớm nhất 6h sáng, cữ trễ nhất 8h tối. 30 phút kiểm tra nhá 1 lần nếu thấy thức ăn dư, có biểu hiện tôm bỏ ăn thì cần phải dừng cho ăn ngay.
Bước 3: Buổi sáng: 8 -10h đánh khoáng 15-20kg MINERAL KING/1000m3.
Bước 4: Buổi trưa: 14-15h tạt 1 chai YUCCA US GEN 1 lít/1000m3
Bước 5: Buổi tối: 20-22h đánh khoáng 15-20kg MINERAL KING/1000m3
Bước 6: Xi Phông 6-8 lần/ngày. Nếu có Xi Phông tự động thì nên để chế độ Xi Phông liên tục.
Ngày thứ ba:
Bước 1: Thay nước 20-30%.
Bước 2: Cho ăn các cữ trộn 3ml GALIC HERBAL GOLD +10ml CANPHORUS /kg thức ăn 4-6 cữ/ngày. (sản phẩm dạng hỗn dịch nên cần lắc đều trước khi sử dụng). Chú ý cho ăn tay dặm thêm ở những góc tôm yếu, không cạnh trạnh được với tôm khỏe, cữ sớm nhất 6h sáng, cữ trễ nhất 8h tối. 30 phút kiểm tra nhá 1 lần nếu thấy thức ăn dư, có biểu hiện tôm bỏ ăn thì cần phải dừng cho ăn ngay.
Bước 3: Buổi sáng: 8 -10h đánh khoáng 15-20kg MINERAL KING/1000m3.
Bước 4: Buổi trưa: 14-15h tạt 1 chai YUCCA US GEN 1 lít/1000m3
Bước 5: Buổi tối: 20-22h đánh khoáng 15-20kg MINERAL KING/1000m3
Bước 6: Xi Phông 6-8 lần/ngày. Nếu có Xi Phông tự động thì nên để chế độ Xi Phông liên tục.
Ngày thứ tư:
Bước 1: Thay nước 20-30%.
Bước 2: Cho ăn các cữ trộn 3ml GALIC HERBAL GOLD +10ml CANPHORUS /kg thức ăn 4-6 cữ/ngày. (sản phẩm dạng hỗn dịch nên cần lắc đều trước khi sử dụng). Chú ý cho ăn tay dặm thêm ở những góc tôm yếu, không cạnh trạnh được với tôm khỏe, cữ sớm nhất 6h sáng, cữ trễ nhất 8h tối. 30 phút kiểm tra nhá 1 lần nếu thấy thức ăn dư, có biểu hiện tôm bỏ ăn thì cần phải dừng cho ăn ngay
Bước 3: 8 -10h đánh khoáng 15-20kg MINERAL KING/1000m3.
Bước 4: 14-15h tạt 1 chai YUCCA US GEN 1 lít/1000m3
Bước 5: 20-22h đánh khoáng 15-20kg MINERAL KING/1000m3
Bước 6: Xi Phông 6-8 lần/ngày. Nếu có Xi Phông tự động thì nên để chế độ Xi Phông liên tục.
Khi tôm đã khỏi bệnh thì trở về chế độ bình thường, nên sử dụng quy trình phòng bệnh của công ty High Tech Pharma đã khuyến dùng.