Làm thế nào để hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

13 Th9 2024

Phèn là vấn đề mà người nuôi trồng thủy sản thường gặp phải, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng vụ nuôi.

Để xử lý phèn hiệu quả và triệt để, người nuôi cần hiểu rõ về mức độ nhiễm phèn trong ao cũng như cách hạn phèn phù hợp. Bài viết sau đây sẽ gửi đến bà con một số cách hạ phèn trong ao nuôi.

Nguyên nhân gây phèn ao nuôi tôm

Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhiễm phèn trong ao nuôi tôm là do vùng đất ao xây ao chứa nhiều chất lưu huỳnh (Sulfur). Chất này kết hợp với các chất có trong sắt và môi trường nước sẽ tạo thành Axit Sulfuric, gây hòa tan sắt và các kim loại có trong nước từ đó gây nên hiện tượng phèn trong ao.

Bên cạnh đó, hiện tượng mưa lớn, lũ lụt cũng là nguyên nhân gây hiện tượng đất xói mòn và rửa trôi phèn xuống áo, tăng nguy cơ phát sinh hiện trượng nhiễm phèn trong ao nuôi/

Ảnh hưởng của nhiễm phèn

Đối với môi trường ao nuôi

Phèn làm nước ao nuôi có màu vàng đến nâu tùy vào mức độ phèn, điều này gây hạn chế sự phát triển của các loại tảo có lợi trong ao nuôi. Do tính axit mà phèn thường có độ pH thấp, ngăn chặn sự khuếch tán ion Na+ và K+, gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành vỏ ở tôm

Đối với tôm nuôi

Một số ảnh hưởng dễ nhận thấy ở tôm khi ao nuôi bị nhiễm phèn:

  • Tôm phát triển chậm do cần nhiều năng lượng để hô hấp
  • Chân tôm bị vàng, vỏ cứng hơn bình thường. Mang tôm chuyển sang màu vàng và chai cứng lại
  • Tỷ lệ sống tôm giảm: Ao nhiễm phèn khiến vỏ tôm có màu sắc xám đen và không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng.
  • Tôm gặp khó khăn trong việc lột xác: trong quá trình lột xác của tôm thẻ chân trắng, nước bị nhiễm phèn nặng sẽ gây ra những khó khăn cho quá trình lột xác hoặc gây ra tình trạng lột xác không đồng đều
  • Vỏ tôm bị mềm: Hàm lượng Ca2+ và Mg2+ ở các ao nhiễm phèn thường rất thấp, dẫn đến tình trạng vỏ tôm bị mềm, khó lột.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm phèn trong ao tôm 

Phương pháp nhận biết đầu tiên đó là nước ao có màu trà nhạt, trong suốt hơn và có lớp váng vàng xuất hiện trên mặt nước. Nếu có các dấu hiệu như trên, người nuôi cần kết hợp kiểm tra pH trong ao hoăc khi tôm bỏ ăn sau khi trời mưa. Vùng đất có chứa nhiều FeS2 (phèn) sẽ có màu xám đen. 

Hướng dẫn hạ phèn trong ao nuôi tôm

Hạ phèn trong ao nuôi tôm trước khi vào vụ mới 

Việc cải tạo ao là một bước quan trọng mà người nuôi nên thực hiện khi chuẩn bị cho vụ nuôi mới . Ở giai đoạn này,Việc sử dụng vôi bột (CaO) để rắc xuống đáy ao và các bờ ao, với tác dụng khử trùng và hạ phèn trong ao. Ngoài ra, quá trình phơi ao cũng cần tuân thủ đúng quy định, tránh phơi ao quá lâu để không gây ra nhiều vết nứt. Những vết nứt này có thể tạo điều kiện cho oxy hóa Pyrite (FeS2), khi cấp nước vào ao các chất này sẽ tạo thành phèn đỏ rất khó xử lý. 

Hạ phèn khi cấp nước vào ao 

Trước khi cấp nước vào ao, cần thực hiện kiểm traguồn nước để tránh tình trạng nhiễm phèn nặng. Có một số cách để kiểm tra nguồn nước như sau: 

  • Sử dụng nhựa chuối: Đặt một ít mũ nhựa chuối nhỏ vào nước, chờ khoảng 5 phút. Nếu nước chuyển sang màu đậm đen, đó là dấu hiệu nước đã bị nhiễm phèn.
  • Sử dụng bộ test Sera Fe: Phương pháp này mang lại độ chính xác cao
  • Dùng nước trà: Lấy một nửa ly trà khô, sau đó đổ nước cần kiểm tra vào ly và lắc nhẹ. Nếu nước chuyển sang màu tím đen, đó là dấu hiệu của nhiễm phèn sắt nặng. 

Hạ phèn trong quá trình nuôi tôm 

Trong quá trình nuôi tôm, những cơn mưa bất ngờ có thể gây ô nhiễm nước bằng phèn.

Hiện nay, một phương pháp phổ biến được nhiều hộ nuôi tôm áp dụng để xử lý phèn trong ao là sử dụng vi sinh. Vi sinh có khả năng tồn tại trong môi trường nước phèn và giúp ôxy hóa cả phèn sắt và nhôm. Chúng thúc đẩy quá trình chuyển hóa phèn thành các hợp chất tan trong nước một cách nhanh chóng. Ngoài ra, vi sinh cũng có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ dư thừa như thức ăn, xác tảo, phân… giúp giảm khí độc và mùi hôi trong ao nuôi.

Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm, thân thiện với môi trường và mang lại hiệu quả cao, đồng thời kéo dài được thời gian sử dụng. 

Nguồn: tepbac.com

Bài viết liên quan

Những kết quả tích cực từ việc chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản

17 Th4 2025
Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã đạt được nhiều bước tiến nổi bật nhờ vào việc...

Công nghệ phát triển nuôi tôm bền vững

14 Th4 2025
Công nghệ đang đóng một vai trò then chốt trong việc định hình ngành nuôi tôm hiện đại. Trong bối cảnh biến...

Ngành tôm: Thay đổi từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế

10 Th4 2025
Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng và việc lựa chọn giữa tiếp tục chạy theo sản lượng...

Cà Mau đẩy mạnh phát triển ngành tôm

07 Th4 2025
Năm 2025, tỉnh Cà Mau triển khai mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến theo chuỗi liên kết, với tổng diện tích...

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới

03 Th4 2025
Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới,...