Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

20 Th8 2024

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức với người nuôi bởi loại nấm này không chỉ khiến tôm bị bệnh, chất lượng tôm nuôi suy giảm mà còn bám vào bề mặt các thiết bị như: quạt, vỉ oxy,…

Đặc điểm

Nấm đồng tiền (hay còn gọi là nấm chân chó) là một loại địa y và có mối quan hệ cộng sinh giữa sinh vật quang hợp (như tảo) và nấm. Nói một cách chính xác, nấm đồng tiên là kết hợp từ 2 loại tảo và nấm.

Quần thể nấm đồng tiên bao gồm mối quan hệ cộng sinh giữa nấm và sinh vật quang hợp là tảo. Các sợi nấm có trách nhiệm hút nước và muối khoáng cho tảo, còn tảo có nhiệm vụ quang hợp và sản xuất chất dinh dưỡng nuôi sống quần thể cộng sinh.

Thông thường, nấm đồng tiền trong ao tôm thường xuất hiện khi độ mặn cao. Biểu hiện rõ nét của nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm được thể hiện trên bề mặt đáy ao. Sau khoảng 7-10 ngày cấp nước vào ao, hay khi nhận thấy tảo trong ao đang phát triển quá mức, tảo tàn hoặc rụng, cùng với đó là nhiều chất thải hữu cơ, nấm sẽ bắt đầu phát triển chỉ một vài ngày sau đó.

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm có hình vảy hoặc hình cành cây hoặc là hình giống như một búi sợi mắc vào cành cây, đôi khi lại giống với chân chó. Loại nấm này phát triển với kích thước rất nhanh trong điều kiện phát triển thuận lợi. Một trong những môi trường tốt để nấm đồng tiền xuất hiện và phát triển mạnh là ao tôm dơ, dư chất hữu cơ, thức ăn thừa, chất thải, hay thời tiết giao mùa nhiệt độ thấp,…

Nguy cơ đối với ao nuôi

Là loài có đặc điểm giống như địa y (sự kết hợp giữa nấm và sinh vật có thể quang hợp), quần thể nấm đồng tiền gồm nhiều bào tử nấm, có mùi tanh, thường bám vào bạt cách mặt nước 20 -30 cm hoặc trên thiết bị trong ao nuôi.

Nấm đồng tiền có mùi rất tanh, giống như chất dẫn dụ hấp dẫn với tôm nên tôm rất dễ ăn phải các cá thể nấm này, sau khi tôm ăn phải chúng sẽ tiết ta các độc tố dẫn đến tôm mắc các bệnh về đường ruột, khó tiêu hóa, bỏ ăn dẫn đến óp thân, còi cọc, teo gan, phân trắng, lỏng ruột và có thể chết hàng loạt.

Ngoài ra, tôm ăn phải nấm đồng tiền sẽ tiết ra các cụm nấm là nơi trú ngụ của rất nhiều vi sinh vật gây bệnh như khuẩn Vibrio, vi bào tử, ký sinh trùng, động vật nguyên sinh,… Khi tổ nấm được hình thành và phát triển sẽ là mối nguy hại lớn – khi đây chính là môi trường phát triển tốt nhất của nấm đồng tiền, là điều kiện cho sự xuất hiện của các loài thiên địch và sinh vật ký sinh.

Biện pháp phòng, xử lý

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm thường xuất hiện ở trên bề mặt đáy và bờ ao hay đất, đá và các dụng cụ trong ao nuôi tôm,.. Sau 7-10 ngày cấp nước, nấm bắt đầu phát triển lớn bằng ngón tay út và tăng nhanh sau vài ngày trong điều kiện phát triển thuận lợi.

Ngoài hình dạng như chân chó dễ nhận biết, người nuôi tôm có thể dễ dàng nhận phát hiện sự xuất hiện của nấm đồng tiền khi thấy tôm kiệt sức và có mùi tanh đặc trưng nhằm kịp thời tiến hành thực hiện các biện pháp xử lí phù hợp với ao nuôi.

Một số người nuôi thường sử dụng các biện pháp cơ học như: chà, tẩy các cá thể nấm. Tuy nhiên, việc làm này không có tác dụng tiêu diệt nấm đồng tiền mà đây còn là cơ hội để các bào tử nấm phát tán mạnh, lây lan nhanh hơn. Đồng thời, khi chà bong tróc các cá thể nấm sẽ phát sinh ra độc tố ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi.

Sau đây là một số biện pháp xử lý nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm hiệu quả mà người nuôi tôm có thể tham khảo và áp dụng.

  • Cải tạo đầu vụ nuôi bằng cách sử dụng vôi nung (CaO) hòa với nước để tưới rồi quét khắp các bạt ao, lớp vôi trên bạt càng dày thì hiệu quả xử lý càng cao. Với những ao tôm phủ bạt cả bờ và đáy, ta giữ ấm ao sau đó phủ vôi nóng lên đáy với liều lượng từ 700-800kg/1000m2. Bà con cần để ao phơi khô trong khoảng 2-3 ngày rồi mới tiếp tục xịt rửa, vệ sinh lại ao và nuôi, phơi thêm 5-7 ngày nữa.
  • Đối với ao đang có tôm nuôi có thể thực hiện một số cách như:
    • Điều chỉnh giảm bớt lượng thức ăn cho tôm ăn.
    • Tăng cường bổ sung vitamin C cho tôm, bổ sung men tiêu hóa cho tôm giúp hệ tiêu hóa của tôm được cải thiện, hạn chế các tác động bất lợi của nấm, bảo vệ đường ruột
    • Áp dụng một số biện pháp dựa trên đặc điểm sinh học của nấm đồng tiền thực hiện quá trình quang hợp. Theo đó, cần giảm ánh sáng ao nuôi – các cá thể nấm chết do không thể quang hợp, bằng cách gây màu nước đậm lên, nâng mực nước lên để giảm bớt ánh sáng.
    • Sử dụng men vi sinh với liều cao liên tục tạt trực tiếp xuống ao, đặc biệt là khu vực dọc mép nước và chỗ xuất hiện nấm sẽ ức chế nấm phát triển một cách hiệu quả và tự nhiên.

Nguồn: tepbac.com

Bài viết liên quan

Những kết quả tích cực từ việc chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản

17 Th4 2025
Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã đạt được nhiều bước tiến nổi bật nhờ vào việc...

Công nghệ phát triển nuôi tôm bền vững

14 Th4 2025
Công nghệ đang đóng một vai trò then chốt trong việc định hình ngành nuôi tôm hiện đại. Trong bối cảnh biến...

Ngành tôm: Thay đổi từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế

10 Th4 2025
Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng và việc lựa chọn giữa tiếp tục chạy theo sản lượng...

Cà Mau đẩy mạnh phát triển ngành tôm

07 Th4 2025
Năm 2025, tỉnh Cà Mau triển khai mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến theo chuỗi liên kết, với tổng diện tích...

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới

03 Th4 2025
Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới,...