5 Siêu cường trong ngành công nghiệp tôm

10 Th2 2025

Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 5,7 triệu tấn trong năm 2024, và dự kiến 6,1 triệu tấn vào năm kế tăng so mức 5,4 triệu tấn của năm 2023. Trung Quốc, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, và Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng về sản lượng

Trung Quốc

Trung Quốc có sản lượng khai thác tôm tự nhiên cao nhất thế giới, khoảng 1,1 triệu tấn mỗi năm, góp phần nâng tổng tổng sản lượng tôm lên 2,5 triệu tấn. Sản lượng TTCT nuôi dự kiến 1,2 triệu tấn và tôm sú 200.000 tấn, tương đương 1,4 triệu tấn. Tôm hùm đất là thủy sản nội địa đang được khuyến khích với sản lượng 2,9 triệu tấn vào năm 2022, trong đó các tỉnh Hồ Bắc, An Huy, Hồ Nam, Giang Tô và Giang Tây chiếm gần 92% tổng sản lượng. Từ năm 2004 đến 2020, ngành tôm Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 5/2%/năm. Tuy nhiên, sau năm 2023, ngành này sụt giảm do đại dịch COVID-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Mô hình nhà kính nhỏ với mật độ 150 PL/m² đang tăng trưởng mạnh tại Trung Quốc.

Trại nuôi tôm ở Trung Quốc chiếm 10% tổng diện tích 7.349.647 ha được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản với 4 mô hình gồm: Ao đất, nhà kính nhỏ, lót bạt và thâm canh công nghệ cao. Trong giai đoạn 2020 – 2024, tốc độ tăng trưởng của các ao đất truyền thống với mật độ thả giống thấp, 60 PL/m², chỉ đạt 2%. Trong khi đó, mô hình nhà kính nhỏ với mật độ 150 PL/m² đang tăng trưởng mạnh ở mức 12%, tiếp theo là các ao lót bạt, mật độ 100 – 150 PL/m², với tốc độ tăng trưởng 8%. Tuy nhiên, mô hình thâm canh công nghệ cao tại Trung Quốc đang có xu hướng chững lại với tốc độ phát triển 6%

Ecuador

Từ một nhà sản xuất tôm nhỏ với 40.000 tấn xuất khẩu năm 2000, Ecuador vươn lên vị trí hàng đầu thế giới về nuôi và xuất khẩu tôm vào năm 2022, với sản lượng 1,2 triệu tấn vào năm 2023 và dự kiến 1,4 triệu tấn vào năm 2024. Bất chấp giá thấp, một số công ty tôm tại Ecuador vẫn đẩy mạnh sản xuất. Industrial Pesquera Santa Priscila, công ty xuất khẩu tôm lớn nhất Ecuador đã khai trương nhà máy thứ bảy với công suất 60.000 tấn/năm, và công ty Oceantreasure tăng gấp đôi doanh thu tại thị trường Trung Quốc. Theo Gabriel Luna, CEO của Glunashrimp, TTCT Ecuador có lợi thế cạnh tranh nhờ nguồn gen bản thích nghỉ tốt với môi trường và cho năng suất cao hơn so với TTCT châu Á. Ecuador áp dụng mật độ 15 ~ 25 con/m², thấp hơn mức 23 – 30 con/m² của châu Á. Toàn bộ sản lượng đều được chứng nhận quốc tế hoặc được Seafood Watch đánh giá cao. Các trang trại tôm ở Ecuador hạn chế tối đa tác động đến môi trường xung quanh và kiểm soát tốt việc sử dụng kháng sinh và hóa chất. Ecuador chủ yếu xuất khẩu tôm đông lạnh nguyên khối, nghĩa là các sản phẩm chế biến phổ biến như tôm lột vỏ và rút chỉ hoặc các mặt hàng giá trị gia tăng như tôm tẩm bột vẫn chủ yếu đến từ Đông Nam Á và Ấn Độ.

Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam đạt sản lượng 1,264 triệu tấn, trong đó tôm sú 284.000 tấn, TTCT 980.000 tấn. Giá thành sản xuất tôm Việt Nam cao hơn các nước khác 25 – 37,5%. Cụ thể, TTCT loại 50 con/kg Việt Nam nuôi tối thiểu khoảng 90.000 đồng (4 USD), trong khi Ấn Độ (3 USD), Ecuador (2,5 USD). Tuy nhiên, ngành tôm Việt Nam tiên phong hiện đại hóa và áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới nổi tiếng thế gi Tại vùng trọng điểm nuôi tôm ĐBSCL, trong năm 2023, Bạc Liêu có trên 132.000 ha nuôi tôm, 25 tổ chức và 800 hộ đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao với diện tích gần 5.000 ha. Các vùng nuôi tôm do tỉnh Cà Mau quản lý đã nhận được 9 loại chứng nhận quốc tế như ASC, B.A.P, EU Organic, Bio Suisse, Selva Shrimp; Mangrove shrimp; Nuturland; Seafood Watch với diện tích 19.590 ha. Hiện, một số công ty Việt Nam đang sản xuất tôm giống bố mẹ chất lượng cao phục vụ trong nước và xuất khẩu. Theo Cục Thủy sản, năm 2023, Việt Nam sản xuất được 10.094 con TTCT bố mẹ, 20.000 con tôm sú bố mẹ.

Ấn Độ

Theo Kontali, sản lượng tôm nuôi của Ấn Độ năm 2024 ước đạt 810.000 tấn, tăng so mức 790.000 tấn của năm 2023. Trong đó, sản lượng TTCT tăng 10.000 tấn lên 750.000 tấn, trong khi tôm sú tăng. 20.000 tấn. Andhra Pradesh, bang ven biển phía Đông Nam, là trung tâm sản xuất cá nước ngọt và nuôi tôm lớn nhất Ấn Độ trong ba thập kỷ qua. Hoạt động nuôi tôm cũng được mở rộng ở các bang khác, đặc biệt là Odisha và Tây Bengal nằm ở phía Bắc Andhra Pradesh trên bờ biển phía Đông và bang Gujarat thuộc vùng Tây Bắc.

Ấn Độ phần lớn nuôi tôm mật độ thấp so với các nước châu Á khác, khoảng 40 con/m2 nên có thể sản xuất tôm kích cỡ lớn, đặc biệt là tôm sú, để cải thiện lợi nhuận. Chính phủ gần đây đã phê duyệt việc nhập khẩu tôm sú sạch bệnh vào Ấn Độ, đánh dấu thời kỳ phục hưng ngành tôm sú. Tương lai, ngành tôm Ấn Độ sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách tập trung sản xuất tôm giá trị gia tăng, mở rộng thị trường và áp dụng công nghệ sản xuất để kiểm soát dịch bệnh.

Indonesia

Kontali dự báo Indonesia sản xuất 320.000 tấn TTCT và 75.000 tấn tôm sú trong năm 2024, ngang bằng với năm 2023 và 2022. Ở Indonesia, các hệ thống nuôi tôm rất đa dạng, từ truyền thống đến bán thâm canh và thâm canh. Ngành tôm Indonesia đang đặt mục tiêu hiện đại hóa tối đa để phát huy tiềm năng sản xuất, tham vọng giành ngôi đầu bảng ở khu vực. Chính phủ Indonesia cũng triển khai dự án nuôi tôm tái tạo rừng ngập mặn ở Sulawesi và tích cực quảng bá hình ảnh sản phẩm tôm rừng để thu hút người tiêu dùng toàn cầu.

Vào những năm 1980, tôm sú được nuôi rộng Ihất và hâu hết người nuôi đều sử dụng ao hình chữ nhật lớn với diện tích trung bình từ 2.500 – 5.000 m². Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, mô hình nuôi tôm đã bắt đầu thay đổi, bao gồm cả việc xây dựng một số ao nhỏ hơn, có diện tích từ 1.000 m² trở xuống. Gần đây, xu hướng chuyển sang thiết kế ao hình tròn nhiều hơn ở các hộ nuôi nhỏ, điển hình nhất là các ao tròn có đường kính 5 – 30 m. 90% trại nuôi tôm Indonesia đặt mục tiêu thu hoạch 20 – 30 tấn/ha kết hợp nâng cao an toàn sinh học, ngăn chặn dịch bệnh. Người nuôi tôm không chú trọng Tăng mật độ, mà tập trung vào phương thức nuôi trồng thủy sản chính xác và thân thiện môi trường.

Nguồn: Thuysanvietnam.com

Bài viết liên quan

Trung Quốc soán ngôi Mỹ – Dẫn đầu thị trường nhập khẩu tôm Vi...

24 Th2 2025
Thị trường xuất khẩu tôm Việt Nam đang có sự dịch chuyển đáng kể khi Trung Quốc chính thức vượt Mỹ, trở...

Sóc Trăng: Phấn đấu sản lượng tôm nước lợ đạt 223.000 tấn

21 Th2 2025
Năm 2025, Sóc Trăng đặt mục tiêu đạt diện tích thả nuôi tôm nước lợ đạt 51.000 ha, tổng sản lượng tôm...

Bến Tre sắp đạt kế hoạch phát triển 4.000 ha nuôi tôm công nghệ cao

18 Th2 2025
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam, đến nay tỉnh xấp xỉ đạt chỉ tiêu Kế hoạch phát triển 4.000...

Thị trường tôm toàn cầu sẽ đạt 105,4 tỷ USD vào năm 2033

13 Th2 2025
Theo báo cáo của Imarc Group, một công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới, quy mô thị trường tôm...

Năm 2025: Cơ hội xuất khẩu rộng mở

07 Th2 2025
Năm 2024, chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã về đích ấn tượng, với kim ngạch ước đạt khoảng...