Sóc Trăng: Sản lượng tôm nước lợ xếp ở vị trí thứ ba so với các tỉnh

29 Th11 2024

Sóc Trăng từ lâu đã xác định thủy sản, đặc biệt là tôm nước lợ, là một trong những ngành trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Sóc Trăng là một tỉnh ven biển, với 72 km bờ biển cùng 3 cửa sông chính là Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh và hệ thống sông ngòi dày đặc, hệ sinh thái tự nhiên đa dạng trên cả 3 lĩnh vực mặn, lợ và ngọt, khí hậu ôn hòa, là điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề thủy sản.

10 tháng đầu năm 2024, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là 71.848 ha, tăng 0,18%;

Ước sản lượng 358.270 tấn, tăng 3,28% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, tôm nước lợ được xem là đôi tượng nuôi chủ lực, với sản lượng tôm nước lợ xếp ở vị trí thứ ba so với các tỉnh trong vùng. Năm 2023, diện tích thả nuôi tôm nước lợ của Sóc Trăng đạt 53.511,3 ha, sản lượng tôm thu hoạch đạt 206.334 tấn.

Bà Quách Thị Thanh Bình – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng cho biết, ngành thủy sản của Sóc Trăng có sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, năm 2013 tổng sản lượng thủy sản của tỉnh là 68.514 tấn, đến năm 2023 tăng lên 206.334 nhờ diện tích nuôi thâm canh/bán thâm canh đạt trên 90%. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này cũng để lại nhiều hệ lụy, có thể hủy hoại môi trường, bùng phát dịch bệnh, sử dụng kháng sinh tràn lan. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân có quy mô nuôi nhỏ, hạn chế trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường vùng nuôi tôm… gây ô nhiễm nguồn nước.

Qua số liệu khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường, khối lượng chất thải trong hoạt động nuôi tôm thâm canh và bán thâm của Sóc Trăng tương đối lớn, khoảna 4,81 – 6,93 triệu/m3 năm đối với bùn thải và khoảng 433,2 – 563,1 triệu/m3 nước thải. Lượng chất thải nuôi tôm phát sinh này nếu không được thu gom và xử lý đúng quy định sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường.

Để thay đổi, tỉnh luôn chú trọng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao năng lực và nhận thức của người nuôi về bảo vệ môi trường thông qua các hình thức tuyên truyền, xây dựng và nhân rộng các mô hình hiệu quả. Cụ thể là Dự án “Ứng dụng hệ thống biogas vào việc xử lý, kiểm soát chất thải trong hoạt động nuôi tôm nước lợ” của Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, dự kiến giai đoạn 2024 – 2026 triển khai 150 mô hình trên địa bàn tỉnh; mô hình “Nuôi tôm tuần hoàn” của GIZ đã triển khải 2 điểm trên địa bàn tỉnh. Cùng đó là một số mô hình đã được tỉnh xây dựng và ứng dụng hiệu quả như quy trình nuôi công nghệ cao 2, 3 giai đoạn, nuôi theo VietGAP, công nghệ semi biofloc, nuôi thủy sản kết hợp… Trong đó, nổi bậc nhất là mô hình nuôi lót bạt với mật độ cao, áp dụng các giải pháp công nghê mới, tiên tiến vào trong sản xuất, góp phần tăng sản lượng tôm nuôi trên cùng một đơn vị diện tích.

Cùng đó, ngành nông nghiệp của tỉnh chú trọng ứng dụng công nghệ chuyển đổi số vào sản xuất như: sử dụng sàn cho ăn tự giúp giảm công lao động, giảm thất thoát thức ăn;

công nghệ ao nuôi có lắp thiết bị quan trắc tự động để theo dõi, kiểm soát xử lý kịp thời các biến biến động của các yếu tố môi trường; các hệ thống máy sục khí nano ôxy cũng được sử dụng nhất là trong các mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh lót bạt nhiều giai đoạn.

Bà Quách Thị Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng cho biết, để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của ngành nuôi trồng thủy sản đến môi trường, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và các cộng đồng nuôi trồng thủy sản. Thực hiện kiểm tra, giám sát và kiểm soát chất lượng nước, thức ăn, thuốc thú y, hóa chất và các chất bổ sung khác trong nuôi trồng thủy sản, đồng thời tăng cường xử lý chất thải và t dụng nước.

Quản lý và bảo tồn các giống thủy sản bản địa, tăng cường sử dụng nguồn giống thủy sản có khả năng chịu đựng những tác động ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đồng thời, quản lý chặt chẽ vấn đề giống nhập ngoại.

Nâng cao ý thức và trách nhiệm của các nhà nuôi trồng thủy sản về bảo vệ môi trường, tuân thủ các quy định pháp luật và các tiêu chuẩn chất lượng về nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản; khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động giáo dục, tuyên truyền, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về nuôi trồng thủy sản bền vững.

Nguồn: Thuỷ sản Việt Nam

Bài viết liên quan

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành t...

16 Th12 2024
Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành...

Nghệ An: Ứng dụng công nghệ quản lý tự động các yếu tố môi trường t...

13 Th12 2024
Trong các công nghệ cao được ứng dụng vào nuôi trồng thủy sản thì công nghệ giám sát, quản lý môi trường...

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

09 Th12 2024
Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và sự thích nghi của tôm với môi trường nước...

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngà...

06 Th12 2024
Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Ứng dụng tiến...

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

03 Th12 2024
Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong...